Phòng chống dịch cúm A H1N1 và A/H3 bằng thuốc xịt khử trùng

star 1star 2star 3
3,205 lượt đọc bài
Phòng chống dịch cúm A H1N1 và A/H3 bằng thuốc xịt khử trùng

Virus gây ra dịch cúm A H1N1 và A/H3 là một trong những loại virus nguy hiểm nhất với con người. Vì thế, BYT khuyến cáo sử dụng thuốc xịt khử trùng không khí để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tại Việt Nam độ ẩm không khí tăng cao vào mùa đông xuân thường xuất hiện nhiều cơn mưa lớn, dễ thấy nhất là ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh thường có mưa vào buổi chiều tối. Trong khoảng thời gian nắng mưa thất thường vào mùa đông xuân khiến cho cơ thể con người giảm sức đề kháng dẫn đến việc mắc các bệnh do virus gây ra. Đây là cơ hội cho những loại virus cúm như vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C phát triển, đặc biệt là cúm A H1N1. Mới đây Kết quả giám sát trên người tại các điểm giám sát trọng điểm cúm quốc gia cho thấy trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 chủng vi rút cúm lưu hành nhiều nhất là A(H3)  với 73,9%,  nhiều thứ 2 sau cúm A(H3) là A/H1N1 với 11%. Theo tình hình hiện tại cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo mới nhất về nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H1N1 trong mùa đông xuân tới.

 

Virus-cum-a-h1n1


 

Cúm AH1N1 là gì?

Virus cúm A(H1N1) là một chủng virus cúm A và là nguyên nhân của hầu hết bệnh cúm trên người, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A(H1N1) gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Điểm chung của cúm AH1N1 với những loại cúm khác là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ..., bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

 

Cúm AH1N1 nguy hiểm như thế nào?

Đối với những loại cúm thông thường khác chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp, nhưng với cúm A H1N1 chúng có khả năng tấn công sâu vào trong tế bào phổi làm viêm phổi khiến cho người bệnh tử vong trong trường hợp nghiêm trọng. Mức độ nguy hiểm của cúm AH1N1 càng tăng lên khi nó lây lan thành một đại dịch, điển hình là như dịch cúm năm 1918 đã giết chết hàng chục triệu người vào cuối Thế Chiến thứ nhất.

 

Khả năng lây lan của dịch cúm A H1N1

Virus cúm A H1N1 tồn tại khá lâu trong môi trường ẩm ướt có nhiều nước, có thể sống được đến 4 ngày ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C,  mà vào mùa đông xuân ở nước ta thường xuyên có mưa làm cho độ ẩm tăng cao, nền nhiệt hạ thấp nên đây là điều kiện thuận lợi để chủng virus này phát triển và lây lan nhanh. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Các trường hợp mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân.

 

Cúm A H1N1 và những loại cúm khác lây truyền bằng đường nào?

Cúm A/H1N1 lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Người mang virus cúm A/H1N1 có khả năng lây truyền virus những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, xí nghiệp. Ví dụ điển hình là vào ngày 20/09/2016 tại nhà máy may Vinatex Kiên Giang (xã Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) đã phát hiện 117 trường hợp bệnh nhân nghi ngờ mắc cúm. Các bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi và đau họng, trong đó có 34 ca phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Gò Quao. Đến cuối tháng 9 tại Viện Pasteur TP.HCM đã có kết luận 5 bệnh phẩm gửi xét nghiệm của các công nhân trong nhà máy may này đã bị dương tính với cúm A/H1N1.

 

Bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 có biểu hiện như thế nào?

Dấu hiệu để nhận biết có phải bạn đã mắc cúm A H1N1 không là rất khó. Vì các biểu hiện của loại cúm này giống như những loại cúm thông thường khác là sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Đến giai đoạn cuối thì có dấu hiệu suy hô hấp và dẫn đến tử vong nên người bệnh chỉ có cách là đến các cơ sở y tế để lấy dịch học chuẩn đoán bệnh.

 

Các biện pháp phòng chống dịch cúm A H1N1

Virus cúm A H1N1 thường trú ngụ trên các bề mặt như: bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang trong vòng 24 đến 48 giờ cũng như tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Vì thế biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay các bác sĩ khuyên sử dụng là dùng thuốc xịt khử trùng không khí Resparkle. Ngoài khả năng loại bỏ vi khuẩn cúm H1N1, thuốc xịt khử trùng không khí Resparkale còn có thể diệt được 99% vi khuẩn trong không khí như cúm Ebola, Thủy Đậu, Tay chân miệng, các virus cúm thông thường, khử mùi hôi nhà vệ sinh, khử mùi xe ô tô… chỉ với thành phần Hơp chất Bioflavonoid (Chiết xuất từ võ cam), hỗn hơp acid hữu cơ (Chiết xuất từ quýt) và nước với nguyên lý là chất chuyển hóa trung gian của thực vật “Plant Bioflavonoid”.

 

chai-xit-khu-trung-ca-nhan-resparkle

 

Phòng chống virus cúm A H1N1 bằng chai xịt khử trùng cá nhân Resparkle

 

Ngoài dùng thuốc xịt khử trùng ở những nơi tập thể, bộ y tế khuyến khuyến cáo người dân người dân nên trang bị cho mình một chai thuốc xịt khử trùng cá nhân sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với vật dụng nghi nhiễm khuẩn, hay nhà vệ sinh công cộng,… dùng chai xịt trực tiếp vào tay hoặc nơi tiếp xúc và kết hợp  thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa như:

 

bien-phap-phong-ngua-cum-AH1N1

 

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Cần đến các cơ sở y tế khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi để được khám và xử trí kịp thời.

 

# Xem nhiều