Nỗi lo cống nghẹt giữa mùa dịch bệnh

star 1star 2star 3
3,510 lượt đọc bài
Nỗi lo cống nghẹt giữa mùa dịch bệnh

Nếu như ngày thường, cống nghẹt chỉ là một sự cố rất nhỏ và bạn có thể gọi thợ đến thông cống nhanh chóng. Tuy nhiên, trong mùa dịch, điều đó tưởng chừng rất khó khăn. Bởi ai cũng rất “ngại” việc cho người ngoài bước vào nhà. Vậy, làm sao để tự khắc phục khi sự cố này xảy ra tại nhà?

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp trên toàn thế giới, riêng tại Việt Nam số lượng người nhiễm bệnh vẫn gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài để tránh bị lây nhiễm virus Corona. Chính điều này đã thay đổi thói quen của nhiều người dân sống tại các thành phố lớn, họ “trốn dịch” bằng cách từ bỏ hoặc hạn chế thói quen ăn ngoài và thay vào đó là những bữa cơm gia đình nhằm đảm bảo an toàn.
 
Chia sẻ với MOITRUONGDEAL, anh Tài (Phú Nhuận, Tp.HCM) cho biết “bây giờ đi làm chỉ mong hết giờ là về nhà ngay với gia đình chứ không còn la cà quán xá với mấy ‘chiến hữu’ trong công ty như trước”, đó cũng là điều mà hầu hết mọi đồng nghiệp như anh Tài suy nghĩ từ nhiều ngày qua.
 
Tuy vậy, việc nào cũng có hai mặt của nó. Chúng ta thường xuyên nấu ăn tại nhà đồng nghĩa với việc nước thải nhiều hơn, các chất béo và dầu mỡ từ quá trình chế biến thực phẩm trôi xuống cống nhiều hơn,… kéo theo hệ lụy là tăng nguy cơ nghẹt cống.

Không dám gọi thợ ngoài đến thông cống vì sợ bị lây dịch

Nếu như ngày thường, cống nghẹt chỉ là một sự cố rất nhỏ và bạn có thể gọi thợ đến thông cống nhanh chóng. Tuy nhiên, trong mùa dịch, điều đó tưởng chừng rất khó khăn. Bởi ai cũng rất “ngại” việc cho người ngoài bước vào nhà vì lo sợ ai đó có thể mang mầm bệnh Corona nguy hiểm. Vì thế, người dân có xu hướng đặt mua các sản phẩm thông cống bán sẵn trên thị trường và tự tay xử lý.
 
Chị Trâm (Q. Tân Bình, Tp.HCM), “trước đây mỗi khi cống nghẹt tôi thường gọi thợ quen đến xử lý, nhưng giờ dịch bùng phát, người nhiễm bệnh ngày càng tăng nên cũng sợ. Giờ mà cống có nghẹt thì chắc lên mạng đặt bột thông cống về xử lý chứ không dám gọi ngoài”.
 
“Trong thời điểm này, cách tốt nhất là luân phiên dùng nước từ nhiều chậu rửa khác nhau để tránh dồn quá nhiều nước thải vào một vị trí, nếu một chậu rửa nào đó có dấu hiệu thoát nước chậm thì tôi sẽ hạn chế dùng để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu bị nghẹt nặng, tôi sẽ mua bột về thông”, chị Nguyễn Châu (Phú Nhuận, Tp.HCM) chia sẻ.

Các sản phẩm thông cống tiện lợi “lên ngôi”

Chính sự lo ngại gọi thợ thông cống đã trở thành bàn đạp để các loại chất tẩy rửa thông cống được ưa chuộng hơn. Theo thống kê từ Google, lượt tìm kiếm cho các sản phẩm liên quan như: bột thông cống EcoSock, nước thông cống, bột thông cống nào hiệu quả, tự thông cống tại nhà,… trên internet tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Vì để tránh bị lây nhiễm virus corona, nhiều người chọn cách mua hàng thu minh này.
 
bột thông cống ecosock
Bột thông cống EcoSock đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Ảnh: MoiTruongDEAL
 
Xu hướng mua hàng thay đổi, nhiều công ty thông cống truyền thống cũng chuyển mình bằng cách bán các sản phẩm chuyên dụng để không bị khách hàng “bỏ rơi”. Thậm chí, các công ty này còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm kích thích khách hàng.
 
Chủ một cửa hàng dụng cụ thông cống trên Shopee phấn khích vì gần đây khách đặt hàng nhiều hơn. “Trước đây mỗi ngày bán chỉ được 3-7 đơn hàng mua nước thông cống, trong khi bình quân hiện nay mỗi ngày bán được hơn 50 đơn”, anh nói thêm.

Không phải lúc nào tự thông cống cũng dễ dàng như mong đợi

Điều đáng nói là không phải lúc nào cách thông cống nghẹt tại nhà cũng có hiệu quả lâu dài. Như anh Phong (Bình Thạnh, Tp.HCM) chia sẻ thì kể từ sau Tết đến nay anh đã phải mua bột về thông cống nhiều lần bởi cống cứ nghẹt đi nghẹt lại, chỉ dùng được vài ngày là lại bị sự cố.

Phải dùng rất nhiều “thuốc” mới thông được cống

Thực tế, phần lớn các loại thuốc thông cống mạnh đều được làm từ những hợp chất hóa học hoạt động trên bề mặt có khả năng phân hủy mạnh. Các chất này sẵn sàng “đánh bay” mọi mảng bám trong đường ống để khơi thông. Song, thời gian hiệu lực chỉ kéo dài trong vài phút, rồi sau đó hóa chất sẽ bám lại trên thành ống và khô cứng. Điều đó lý giải cho nguyên nhân vì sao dù đã đổ thuốc nhưng cống vẫn không thông, vì có lẽ chúng đã hết hiệu lực trước khi đến được vị trí bị tắc nghẽn trong đường ồng, khi đó bạn phải đổ nhiều thuốc thì mới có thể có hiệu quả.

Thông xong, cống hết nghẹt, nhưng một thời gian sau lại bị nghẹt

Theo các chuyên gia, đó là vì các chất béo và dầu mỡ vẫn không ngừng trôi xuống cống hàng ngày, chúng lơ lửng trong nước thải và bám vào thành đường ống dẫn. Trong điều kiện ẩm thấp của đường ống, chúng bị đóng bánh và che lắp không gian thoát nước.
 
Chính những điều kể trên đang thực sự là nỗi lo của nhiều người. Vậy còn bạn?
 

# Xem nhiều