Thạch An (Sóc Trăng)      2,766 lượt xem

Tôm nuôi có dấu hiệu giảm ăn, mềm vỏ, trong ao xuất hiện các sợi phân trắng phải chữa trị ra sao?

Chào Admin! Tôi thả nuôi tôm thẻ (TTCT) được khoảng hơn 1 tháng, dạo gần đây ao tôm của tôi xuất hiện nhiều sợi phân trắng, tôm nuôi giảm ăn, khi nhất vó kiểm tra thì thấy vỏ tôm mềm. Xin hỏi đây là bệnh gì, liệu có chữa trị được không? Chân thành cảm ơn!

Bạn Thạch An thân mến,
 
Theo như những gì bạn mô tả, rất có thể tôm của bạn đã mắc bệnh phân trắng. Nhằm giúp điều trị bệnh tốt hơn, tôi xin có vài lời chia sẻ sau đây!

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ là bệnh gì?

Đây là một dịch bệnh phổ biến thường gặp trên tôm thẻ ở giai đoạn nuôi từ 40 ngày tuổi trở lên. Theo các chuyên gia nhận định, bệnh phân trắng không gây nguy hiểm như đốm trắng hay đầu vàng và vẫn có thể điều trị hiệu quả. Tuy vậy, nếu phát hiện kịp thời bệnh có thể khiến người nuôi gặp phải tổn thất nặng nề do tốc độ lây bệnh rất nhanh.
 
Bệnh có thể xảy ra ở mọi ao nuôi nhưng đặc biệt nghiêm trọng và bùng phát nhanh khi ao có quá nhiều thức ăn dư thừa. Bệnh phân trắng trên tôm thẻ thường có những biểu hiện phổ biến như:
 
- Tôm suy yếu, giảm ăn hoặc bỏ ăn khi bệnh nặng. Phân tôm có màu trắng và thường nổi lên trên mặt nước, tập trung nhiều ở cuối hướng gió;
 
- Vỏ tôm mềm và thịt tôm không chứa đầy vỏ. Khi quan sát kỹ thấy ruột tôm rỗng hoặc thức ăn bị đứt quãng, khi giải phẫu thấy gan bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm và bong ra;
 
Những con tôm lớn bị mắc bệnh phân trắng thường sẽ chết nhanh, những con tôm có kích thước nhỏ hơn sẽ chết dần về sau, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi nếu không điều trị kịp thời.
 
Tôm nuôi có dấu hiệu giảm ăn, mềm vỏ, trong ao xuất hiện các sợi phân trắng phải chữa trị ra sao? 2
Tôm bệnh phân trắng: đường ruột rỗng hoặc bị đứt khúc, vỏ mềm,...

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên tôm thẻ?

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh cho tôm. Trong đó, phổ biến nhất là:

a) Do thức ăn:

Tôm ăn phải thức ăn kém chất lượng hoặc bị nấm mốc, các độc tố tấn công vào hệ tiêu hóa của tôm gây bệnh.

b) Do tảo độc:

Các loài tảo xuất hiện phổ biến trong ao nuôi như (tảo giáp, tảo lam,…) là những loại tảo độc gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi. Khi tôm ăn phải, các loại tảo này sẽ tiết ra có enzyme có khả năng gây tê liệt biểu mô khiến tôm không thể hấp thụ và không thể tiêu hóa thức ăn, dẫn đến tình trạng ruột bị tắc nghẽn gây bệnh.

c) Do kí sinh trùng Gregarine:

Đây là một nhóm nguyên sinh vật sống kí sinh trên các vật chủ trung gian là nhóm thân mềm 2 vỏ và giun tơ. Khi tôm ăn phải các vật chủ trung gian này, Gregarine sẽ bám vào thành ruột tôm và gây tổn thương đường ruột.

d) Vi bào tử trùng và vi khuẩn:

Enterocytozoon hepatopenaei là nhóm vi bào tử trùng thường sống kí sinh trên gan tụy của tôm có thể gây bệnh phân trắng. Ngoài ra, các nhóm vi khuẩn Vibrio cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh này.

Cách điều trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ

Khi phát hiện tôm bệnh, trước tiên bạn cần loại bỏ xác tôm bệnh ra khỏi ao nuôi để hạn chế lây lan. Để điều trị bệnh, bạn cần ngừng cho tôm ăn hoàn toàn trong vòng 1-2 ngày và tăng cường chạy hệ thống quạt nước để cung cấp oxy vào ao nuôi nhiều nhất có thể.
 
Tiến hành thay 30-50% lượng nước sạch (đã được xử lý từ trước) vào ao để loại bỏ tảo độc và các chất hữu cơ lơ lửng, nên thực hiện từ từ để tránh tôm bị sốc. Tiếp đến, sử dụng chế phẩm sinh học với liều cao gấp 3 lần so với liều thông thường để xử lý các yếu tố môi trường như: tảo độc, đáy ao,… Bên cạnh đó, bạn có thể trộn xen kẽ tỏi (10g/kg) và men tiêu hóa vào thức ăn cho tôm để kích thích tôm ăn và giúp tăng cường khả năng tiêu hóa.
 
Thực hiện đồng bộ trong khoảng 5 ngày liên tục.

Biện pháp phòng bệnh phân trắng trên tôm thẻ

Câu nói “phòng bệnh hơn trị bệnh” luôn đúng, nhất là với người nuôi tôm. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh phân trắng được các chuyên gia chia sẻ:

a) Lựa chọn và bảo quản thức ăn

- Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu thức ăn cho tôm khác nhau. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm của những đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Thức ăn cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào và không để ở nơi khu vực ẩm ướt.
 
- Tùy theo từng giai đoạn nuôi mà sử dụng thức ăn đúng kích cỡ và liều lượng thích hợp, tránh tình trạng cho ăn quá nhiều dẫn đến ô nhiễm ao nuôi.
 
- Định kỳ bổ sung các men tiêu hóa và các vitamin cần thiết vào khẩu phần ăn của tôm giúp kích thích tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho tôm.

b) Quản lý các yếu tố môi trường

- Cần cải tạo ao nuôi tôm đúng quy trình kỹ thuật, lắp đặt đầy đủ hệ thống quạt nước sục khí để phục vụ trong quá trình nuôi;
 
- Cần có hệ thống lắng lọc và xử lý nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi. Tuyệt đối không cấp nước vào ao nuôi trực tiếp từ nguồn nước bên ngoài: sông, suối, hồ,… Nước phải qua lưới lọc để lượt bỏ giáp xác và cá tạp mang mầm bệnh;
 
- Thay nước ao nuôi định kỳ để ngăn chặn sự phát triển của tảo độc, định kỳ bón chế phẩm EcoClean Sludge Reducer để xử lý các chất hữu cơ tích tụ dưới đáy ao, kiểm soát khí độc NH3/NO2/H2S;
 
Như vậy, tôi vừa chia sẻ đến bạn những kiến thức về cách trị bệnh phân trắng cũng như cách phòng bệnh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đó là kiến thức tổng hợp, trên thực tế hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do vậy, hãy gọi cho tôi 0908 901 955 để hướng dẫn cụ thể hơn! Chúc bạn vụ mùa bội thu!
 
Môi Trường DEALMôi Trường DEAL
 

Tư vấn mới nhất

      5,749 lượt xem
Thưa các bác, tình hình là ao tôm nhà em nuôi được 15 ngày, tôm phát triển bình thường. Tuy nhiên, buổi tối thường xuất hiện tình trạng tôm tấp mé nhiều vào bờ. Xin hỏi với biểu hiện như vậy thì nguyên nhân là do đâu và khắc phục như thế nào? Xin cung cấp thêm là nhà em nuôi tôm thẻ chân trắng.