Phân loại màu nước trong ao nuôi tôm và cách gây màu nước theo tiêu chuẩn VietGAP

star 1star 2
11,829 lượt đọc bài
Phân loại màu nước trong ao nuôi tôm và cách gây màu nước theo tiêu chuẩn VietGAP

Màu nước là một trong những yếu tố môi trường quan trọng khi nuôi tôm. Vậy, gây màu nước như thế nào để đạt hiệu quả cao? Hãy cùng Moitruongdeal.vn tìm hiểu những cách gây màu nước trong ao nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP ngay nhé!

Chắc hẳn bà con biết rằng việc gây màu nước trong nuôi tôm là vô cùng quan trọng bởi nhờ vào yếu tố này mà người nuôi có thể nhận biết chính xác tình trạng chất lượng nước. Các chuyên gia cho biết, màu nước thể hiện rõ các chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động đối với sức khỏe của tôm.

Phân loại màu nước trong ao tôm

Theo các chuyên gia, nước trong ao nuôi có màu là do sự xuất hiện của các hợp chất hữu cơ hay do sự phát triển của tảo. Vì vậy, để áp dụng cách gây màu nước trong ao nuôi tôm đạt hiệu quả cao, trước hết bà con cần nhận biết những màu nước cơ bản và phân loại chúng, bởi có màu nước có lợi nhưng cũng có màu nước gây hại cho sức khỏe tôm. Nếu không nắm rõ điều này sẽ dễ gây nhầm lẫn, màu nước không đạt kết quả như mong muốn ngược lại còn gây hại cho tôm nuôi.

1) Những màu nước có lợi cho nuôi tôm

1.1) Màu xanh đọt chuối hoặc xanh nhạt
 
Đây là màu nước lý tưởng mà mọi người nuôi tôm đều muốn đạt được. Nước có màu xanh đọt chuối hoặc xanh nhạt chứng tỏ tảo lục (Chlorophyta) đang phát triển vượt trội. Đây là một loài tảo có lợi thường phát triển mạnh trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ (< 10‰), ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn mà còn hấp thu các chất hữu cơ giúp làm giảm lượng khí độc tích tụ trong ao.
 
Vậy nên, bà con nên cố gắng duy trì màu nước này để tôm phát triển tốt hơn.
 
1.2) Màu vàng nâu
 
Nếu bà con chọn nuôi các loài thủy sản nước lợ hoặc nước mặn thì đây là màu nước lý tưởng nhất. Nước có màu vàng nâu giống màu nước trà chứng tỏ số lượng tảo silic (Bacillariophyta) hay tảo cát đang phát triển ưu thế. Loài này thường phát triển mạnh trong môi trường nước lợ, mặn vào đầu vụ nuôi. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao nên mọi ao nuôi đều muốn loài tảo này phát triển mạnh.

2) Những màu nước gây hại cho sức khỏe tôm

Bên cạnh những màu nước có lợi thì những màu nước sau đây là những màu nước rất nguy hại khi nuôi tôm. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu trong quá trình nuôi phát hiện một trong các màu nước này bà con cần có biện pháp xử lý kịp thời.
 
2.1) Màu xanh đậm
 
cách gây màu nước trong ao nuôi tôm 2
 
Khi tảo xanh (tảo lam Cyanophyta) phát triển ưu thế, nước trong ao sẽ chuyển sang màu xanh đậm. Đây là màu nước vô cùng nguy hiểm cho tôm nuôi bởi độc tố do tảo xanh tiết ra có thể làm chết tôm, sự phát triển quá mức của tảo xanh có thể gây thiếu oxy về đêm do tảo hô hấp quá mức. Bên cạnh đó, nếu như các loài tảo có lợi như tảo silic, tảo lục là nguồn thức ăn cho phiêu sinh động vật trong chuỗi thức ăn thì tảo xanh lại là món “khoái khẩu” của vi khuẩn và virus.
 
Trong trường hợp này, bà con có thể dùng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm EcoClean AQUA với liều thích hợp té lên ao, hàng tỉ tế bào vi sinh vật sẽ cạnh tranh và tiêu thụ tảo xanh, giúp làm giảm số lượng tảo xanh mà không gây sập tảo như dùng hóa chất hoặc vôi.
 
2.2) Màu vàng cam
 
Những ao nuôi bị nhiễm phèn thường xuất hiện màu nước này, cần có biện pháp khử phèn trước khi thả nuôi tôm. Bà con có thể sử dụng vôi nông nghiệp kết hợp bơm xả nước nhiều lần để rửa trôi lượng phèn trong ao. Với các ao đang trong vụ nuôi, cần rải thêm vôi trên bờ để tránh pH giảm đột ngột khi trời mưa.
 
Mách nhỏ: Bà con nên dùng bộ kit test pH Sera hoặc bút đo pH Hanna Hi98107 để kiểm tra chính xác độ pH nước, từ đó có những điều chỉnh hợp lý kịp thời.
 
2.3) Màu nâu đen
 
Đây là dấu hiệu cho biết ao nuôi đang dư thừa hữu cơ, hàm lượng oxy hòa tan rất thấp. Màu nước này thường xuất hiện ở những ao nuôi có hệ thống cấp thoát nước không tốt hoặc không quản lý tốt môi trường, cho tôm ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa,...
 
Bà con có thể xử lý bằng cách thay nước nhiều lần cho đến khi hết màu nâu đen, kết hợp dùng men vi sinh EcoClean AM để xử lý khí độc tích tụ dưới ao. Nếu thấy tôm có hiện tượng nổi đầu, bơi lờ đờ, chậm bắt mồi,… cần tăng cường hoạt động hệ thống quạt hoặc các loại hóa chất cung cấp oxy tức thời.

Những cách gây màu nước trong ao nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP

cách gây màu nước trong ao nuôi tôm 3
 
Do không nắm bắt đúng phương pháp và kỹ thuật nên nhiều bà con gặp khó khăn khi gây màu nước, kết quả không đạt như mong muốn. Dưới đây là những cách gây màu nước theo tiêu chuẩn VietGAP hiệu quả nên biết:
 
# Cách gây màu nước thứ nhất:
 
Bà con sử dụng hỗn hợp gồm: cám ngô, bột cá và bột đậu nành. Trộn đều các thành phần với nhau theo tỉ lệ 2:1:2 sau đó nấu chín và mang đi ủ kín trong khoảng 2-3 ngày. Sau khi ủ xong, dùng hỗn hợp bón té đều lên ao với liều lượng 3-4kg/1.000m3 nước để gây màu, thực hiện liên tục trong 3 ngày hoặc đến khi đạt độ trong cần thiết (khoảng 30-40cm). Sau 7 ngày, tiếp tục bón bổ sung với liều lượng ít hơn một nửa so với ban đầu.
 
# Cách gây màu nước thứ hai:
 
Trộn hỗn hợp gồm: mật gỉ đường, cám gạo và bột đậu nành theo tỉ lệ 3:1:3, sau đó mang ủ khoảng 12 giờ mà không cần phải nấu chín. Với hỗn hợp này, bà con dùng với liều lượng 2-3kg/1.000m3 nước để gây màu nước, bón liên tục trong 3 ngày khi đạt độ trong cần thiết. Tương tự, sau 7 ngày bón bổ sung với liều bằng 1/2 so với ban đầu.

Vì sao gây màu nước trong ao tôm thất bại?

+ Số lượng tảo trong nguồn nước ít, ao nghèo dinh dưỡng và thiếu các khoáng chất mà tảo cần để sinh trưởng;
+ Thời tiết xấu, mưa bão không đủ ánh sáng để tảo quang hợp, nhiệt độ thấp,… kìm hãm tốc độ phát triển của tảo;
+ Trong ao có quá nhiều rêu và tảo tạp gây ức chế sự phát triển của tảo đơn bào, ao có quá nhiều động vật phù du ăn tảo;
+ Lạm dụng thuốc, hóa chất,…;

Cách khắc phục ao nuôi tôm bị mất màu nước

+ Tình trạng mất màu nước thường gặp ở những ao nuôi nghèo dinh dưỡng, chất hữu cơ lơ lửng trong nước ao, nước ao bị đục,… Cần áp dụng các biện pháp tổng hợp để trợ lắng, bổ sung dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết để gây màu.
 
+ Tình trạng ao nuôi tôm bị mất màu nước ở tháng nuôi đầu tiên thường gặp ở những ao mới xây dựng, ao nuôi trên nền đáy cát, ao lót bạt,… là do tảo bị thiếu thức ăn. Vì thế, cần bón phân và các muối dinh dưỡng cho tảo với liều lượng cao hơn.
 
+ Trường hợp sập tảo do sử dụng hóa chất hoặc thuốc sát trùng sẽ gây khó khăn khi gây màu trở lại. Do vậy, bà con cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Khi cần xử lý tảo, tốt nhất nên dùng men vi sinh để kiểm soát và làm giảm số lượng tảo một cách an toàn nhất.
 
Với những chia sẻ nhỏ trên đây, Moitruongdeal.vn hy vọng bà con sẽ tìm được cách gây màu nước trong ao nuôi tôm phù hợp nhất. Đồng thời biết được những màu nước có lợi và có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong khâu quản lý ao. Chúc bà con vụ mùa bội thu!