Chiếc xe đạp của con bạn dần cũ kỹ đi theo năm tháng, các lớp sơn bị bong tróc, các bộ phận trên xe như cổ xe, lò xo yên xe, chân bàn đạp, chân chống bắt đầu bị oxy hóa và gỉ sét. Bạn có thể thay thế chiếc xe cũ kỹ ấy bằng cách mua một chiếc xe đạp mới. Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu như bạn dành chút ít thời gian tự tay “hô biến” chiếc xe đạp cũ kỹ ấy thành một chiếc xe đạp mới làm món quà đầu năm học mới tặng con yêu.
Làm thế nào để có thể “biến” chiếc xe đạp cũ thành một chiếc xe đạp mới toanh?
Thật đơn giản, với bài viết hôm nay MOITRUONGDEAL sẽ hướng dẫn bạn làm mới lại một chiếc xe đạp cũ. Hãy cùng nhau theo dõi cách làm mới một chiếc xe đạp cũ dưới đây:
Trước khi bắt tay vào công việc làm mới lại một chiếc xe đạp cũ, bạn cần chuẩn bị những vật dụng như:
- Tuốc nơ vít
- Cờ lê mỏ lết
- Kìm
- Bình sơn xịt
- Hóa chất đánh bóng inox chuyên dụng EcoSteelTM Shiny
- Giấy nhám
- Găng tay
- Khẩu trang
- Sợi dây buộc
Cách làm mới lại một chiếc xe đạp cho cậu nhock, cô bé của bạn
Bước 1: Tháo rời các bộ phận của xe đạp
Trước tiên bạn cần hỏi khéo con rằng, thích chiếc xe đạp màu gì? Từng bộ phận trên xe con thích màu gì? Phần nào con không muốn có sơn?... Sau khi đã nắm được màu sắc yêu thích của con, bạn sử dụng các dụng cụ tháo rời các bộ phận muốn sơn.
Tháo rời từng bộ phận trên xe. Photo by internet
Trước khi tháo bạn chú ý các vị trí lắp đặt ban đầu, có thể sử dụng điện thoại để chụp lại những vị trí ban đầu để lúc ráp vào không bị nhầm lẫn. Nhất là phần đầu của xe đạp có nhiều chi tiết phức tạp đòi hỏi phải có sự sắp xếp logic.
Bạn nên theo cách bộ phận nào tháo ra trước thì để trước, rồi các bộ phận sau để theo thứ tự tháo ra sẽ dễ dàng hơn cho bạn lúc ráp vào.
Đối với trục xe, với bánh răng, cần sắp xếp cẩn thận những viên bi tránh bị mất, đồng thời cho vào dầu nhờn để bi được trơn khi lắp lại vào xe.
Bước 2: Lau sạch các bề mặt cần sơn và đánh bóng bằng vải mềm
Việc này sẽ giúp loại bỏ các vết bẩn trên các bộ phận cần sơn mới, và các bộ phận cần được đánh bóng, giúp lên màu sơn đẹp hơn.
Bước 3: Loại bỏ vết sơn cũ kỹ
Bạn sử dụng miếng giấy nhám để chà sạch, loại bỏ các lớp sơn cũ nhằm trả lại cho phần muốn sơn bề mặt sạch sẽ, nhẵn nhụi. Nếu có chỗ lồi, lõm, bạn có thể dùng dụng cụ để nắn chỉnh lại cho trở về trạng thái tốt nhất.
Bước 4: Đánh bóng sơ bộ cho các bộ phận cần sơn và cần đánh bóng
Đây là một sản phẩm đánh bóng inox có chứa sự pha trộn với chất bôi trơn đặc biệt nên dễ dàng sử dụng trong quá trình loại bỏ vết bẩn, quá trình oxy hóa, xóa bỏ dấu tay,… giúp bôi trơn và làm sáng bóng bề mặt vật dụng inox.
Bạn lắc đều chai EcoSteelTM Shiny Sau đó, phun xịt hoặc đổ một ít dung dịch trực tiếp lên bề bộ phận cần sơn như sường xe và những bộ cần đánh bóng như cổ xe, lò xo yên xe, chân chống xe hay ba ga xe.
Tiếp đến dùng miếng vải sạch để lau toàn bộ bề mặt cần làm sạch và có đủ lực để loại bỏ vết bẩn. Cuối cùng, lau lại một lần bằng miếng vải mềm khô và sạch để làm bóng bề mặt.
Bước 5: Chuẩn bị sơn
Dùng sợi dây treo bộ phận cần sơn, nên chọn nơi thoáng mát để việc sơn diễn ra dễ dàng hơn, bắt đầu sơn từng bộ phận. Chỉ treo từng bộ phận 1 khi sơn chứ đừng treo cùng một lúc nhiều bộ phận, màu sơn sẽ bám vào những bộ phận khác.
Nên có một tấm báo phía sau để sơn không bị dây ra không gian xung quanh.
Lần lượt và tỉ mỉ khi sơn từng bộ phận.
Bước 6: Sơn lớp sơn lót màu trắng
Việc phun lớp sơn lót màu trắng lên để giúp cho màu sơn được mịn hơn, các bề mặt đồng đều hơn khi lên màu sơn. Nên để khoảng 24h sau khi sơn lớp sơn lót để chắc chắn rằng sơn bám vào bề mặt của từng bộ phận.
Lưu ý: Để các bộ phận sơn nơi khô ráo và thoáng mát trong 24h.
Bước 7: Phun lớp sơn chính lên từng bộ phận cần sơn
Sau khi qua 24h phun lớp sơn lót, tiếp đến bạn bắt đầu phun lên lớp sơn chính cho từng bộ phận.
Công đoạn này hết sức tỉ mỉ. Sơn từ những khợp nối trước sau đó mới sơn ra các khoảng bên ngoài.
Sơn từ trên xuống dưới. Nếu muốn có những họa tiết, bạn có thể cắt giấy và tạo hình thù tùy thích trong khi sơn.
Sau khi sơn xong, đặt các bộ phận nơi thoáng mát, tránh ánh năng trực tiếp và mưa trong vòng 24h.
Lưu ý: Trong lúc sơn, bạn cần mang khẩu trang và bao tay để bảo vệ da.
Bước 8: Lắp ráp các bộ phận xe với nhau
Sau khi màu sơn đã khô, bạn kiểm tra xem các bộ phận nào đã quá cũ kỹ và hư hỏng rồi thì thay mới (Các bộ phận có thể thay mới như thắng xe, yên xe, vỏ lớp xe)
Với 8 bước làm mới lại một chiếc xe đạp cũ trên đây, bạn đã có một món quà ý nghĩa cho cậu nhock và cô bé con của bạn rồi. Còn chần chừ gì nữa? Hãy tiến hành ngay thôi nào!.