#7 cách làm sạch không khí đơn giản giúp nhà cửa luôn trong lành

star 1star 2star 3star 4star 5
2,739 lượt đọc bài
#7 cách làm sạch không khí đơn giản giúp nhà cửa luôn trong lành

Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay tại Việt Nam đang ở mức báo động. Đặc biệt là tại các thành phố lớn, lượng bụi cao trong không khí đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Vậy nên, hãy ghi nhớ 7 cách làm sạch không khí đơn giản này để giữ bầu không khí trong nhà luôn trong lành bạn nhé!

Theo các chuyên gia sức khỏe, khói bụi là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh nguy hiểm về hô hấp. Một thực tế là ô nhiễm không khí hiện nay tại Việt Nam đang ở mức báo động. Đặc biệt là tại các thành phố lớn, lượng bụi cao trong không khí đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Một thống kê cho thấy hầu hết mọi người dành tới 60% thời gian để ở nhà, và trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay thì hầu hết mọi người đều rất hiếm khi ra đường. Do đó, nếu không khí trong nhà không được trong lành và sạch sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng sống của gia đình bạn. Vậy, làm thế nào để không khí trong nhà luôn trong lành?

Một số cách làm sạch không khí trong nhà bạn nên biết

Nhiều người cho rằng đóng tất cả cánh cửa trong nhà sẽ giúp ngăn chặn bụi bẩn và không khí ô nhiễm bay vào nhà. Song, thực tế việc làm này không phải là giải pháp đúng đắn bởi không khí trong nhà cũng cần được lưu thông ra ngoài và ngược lại. Thậm chí, thói quen này còn khiến nhà cửa dễ bị ẩm mốc và các vi khuẩn có hại phát triển.
 
Dưới đây, Moitruongdeal.vn sẽ chia sẻ đến bạn 7 cách làm sạch không khí đơn giản giúp không khí trong nhà luôn trong lành.

1. Giúp không khí trong nhà được lưu thông

Nếu bạn cho rằng đóng cửa cả ngày để bụi bẩn và khí độc hại không vào được nhà giúp bạn an toàn thì có lẽ bạn đã lầm. Thực tế cho thấy giữ không khí trong nhà được lưu thông là việc làm vô cùng quan trọng bởi làm như vậy sẽ khiến không khí trong nhà suy giảm lượng oxy (O2), đồng thời lượng carbon dioxit (CO2) mà bạn thải ra sẽ càng tăng. Từ đó gây ra cảm giác ngột ngạt, khó chịu.
 
Không chỉ vậy, ngay cả các thiết bị điện tử bạn sử dụng trong nhà cũng thải ra các khí độc hại. Đơn cử như khí radon gây ung thư phổi, hay khí carbon monoxit và khí clo phát sinh từ việc sử dụng chất tẩy rửa gia dụng,… Các khí độc hại này sẽ tích tụ lại trong không khí nếu bạn không “phóng thích” chúng ra môi trường bên ngoài.
 
Vậy nên, hãy lưu thông không khí trong nhà bằng cách mở cửa sổ để không khí “cũ” trong nhà thoát ra ngoài và đón những làn gió mới trong lành hơn.
 
cách làm sạch không khí 2

2. Cây xanh giúp lọc không khí và cân bằng độ ẩm

Nếu bạn muốn tìm một giải pháp lọc không khí tự nhiên hiệu quả thì trồng cây xanh là câu trả lời. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đặt các chậu cây xanh trong nhà có tác dụng lọc bỏ các chất độc hại trong không khí cực kỳ tốt. Bạn có thể tham khảo trồng một số loại cây dễ trồng có khả năng lọc không khí như: cây lưỡi hổ, cây trầu bà, cây nha đam, cây dương xỉ, cây dây nhện, cây hồng môn,...
 
Cách đơn giản để nhận biết mức độ ô nhiễm của không khí trong nhà là dựa vào màng bụi bám trên lá cây. Nếu bụi màu càng sậm, càng dày đặc chứng tỏ không khí càng ô nhiễm. Riêng với cây Nha đam, nếu các đốt nâu trên lá xuất hiện nhiều và đậm màu chứng tỏ chất lượng không khí đang ở mức đáng báo động.

3. Hút bụi thường xuyên

Bên cạnh các khí độc hại thì bụi bẩn là một trong những nguyên nhân chính khiến không khí trong nhà bị ô nhiễm. Trong đó, các hạt bụi mịn PM2.5, PM10 hay các bụi hạt nano được xem là đặc biệt nguy hiểm khi chúng có thể len lỏi qua màng lọc của phổi và đi vào máu.
 
Vậy nên, hãy loại bỏ bụi bẩn khỏi ngôi nhà của bạn nhiều nhất có thể bằng cách hút bụi thường xuyên. Bạn có thể dùng các thiết bị hút bụi chuyên dụng và đừng bỏ sót các ngóc ngách trong nhà.
 
cách làm sạch không khí 3

4. Diệt nấm mốc

Nấm mốc là tác nhân gây ra các triệu chứng khiến bạn dị ứng và ngứa ngáy, thậm chí chúng có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bạn. Nấm mốc ưa thích những nơi ẩm thấp, ít ánh sáng nên chúng thường xuất hiện ở những nơi như: phòng tắm, nhà kho, kẽ nứt trên gỗ, thảm sàn,…
 
Vậy nên, với những nơi thường xuyên sử dụng nước như: phòng tắm, chậu rửa bát,… không nên để nước đọng và thường xuyên mở cửa để không khí làm khô thoáng. Với nhà kho, gác lửng, khe nứt trên gỗ,… là những nơi ít ánh sáng và không khí luôn ẩm, bạn nên dùng thuốc xịt trùng không khí hữu cơ Resparkle để diệt nấm mốc.

5. Hạn chế dùng nước xịt phòng, nến thơm

Nước xịt phòng, nến thơm,… là những sản phẩm thường được dùng để khử mùi trong nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên lạm dụng chúng. Phần lớn các sản phẩm kể trên thường được làm từ hóa chất, mặc dù hương thơm của chúng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và hưng phấn hơn, song, mùi hương tổng hợp sẽ làm giảm đi sự trong lành của không khí trong nhà.
 
Hơn thế nữa, nếu sử dụng chúng trong thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Cụ thể, thành phần limonene khi tiếp xúc với không khí sẽ giải phóng Formaldehyde - hợp chất có khả năng gây ung thư. Nếu hít phải chất này thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng khó thở hoặc các bệnh liên quan đường hô hấp như: ho, viêm phế quản,…
 
cách làm sạch không khí 4

6. Dùng máy lọc khí chuyên dụng

Máy lọc không khí là loại thiết bị tiên tiến có khả năng lọc sạch các hạt bụi bẩn trong không khí thông qua các lớp lưới lọc tiêu chuẩn. Trong đó, bộ lọc thô để lọc bụi bẩn có thể nhìn bằng mắt thường; bộ lọc than hoạt tính giúp loại bỏ mùi hôi; hay bộ lọc HEPA có cấu tạo màng lọc là các sợi mảnh có đường kính chỉ từ 0.5 đến 2 micromet, vì vậy bộ lọc có khả năng giữ được những hạt bụi bẩn, phấn hoa, bào tử nấm, khói… có kích thước nhỏ đến 0.3 micromet (= 0.003 mm). Kết hợp với công nghệ ion giúp loại bỏ tác nhân gây dị ứng, mùi hôi, nấm mốc,…
 
Ngoài công dụng làm sạch không khí, một số sản phẩm còn được hỗ trợ thêm các tính năng nâng cao như: xua đuổi côn trùng muỗi, tạo độ ẩm trong phòng,...
 
Trên đây là 7 cách làm sạch không khí đơn giản mà Moitruongdeal.vn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ chọn được cách phù hợp để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình. Chúc thành công!
 

# Xem nhiều